|
 Thế nhưng, trong thời buổi kinh tế
thị trường hiện nay, cây Sen cũng chịu sự cạnh tranh giữa giống Sen nội và Sen
ngoại. Bên cạnh đó, vấn đề về giá thì bấp bênh, không tạo được sự an tâm cho
người dân. Vì vậy, đây là thách thức trước mắt cũng như cơ hội nếu như tạo được
thương hiệu cho cây Sen. Điều này, rất cần sự quan tâm và sự chỉ đạo của tỉnh,
đặc biệt là chính quyền địa phương kiến nghị các biện pháp phù hợp để người dân
tích cực sản xuất, đáp ứng ổn định lượng cung ra thị trường.
- Kĩ thuật canh tác và năng suất
Chia sẽ
với Ông Võ Văn Quan (hộ nông dân trồng Sen thuộc ấp 1, xã Tân Kiều, huyện Tháp
Mười, tỉnh Đồng Tháp), ông cho biết: diện tích đất canh tác sen của ông hiện
nay được 10 công, nằm trong khu vực đê bao của Khu di tích Gò Tháp, trồng giống
Sen Đài Loan cho năng suất cao. Kĩ thuật canh tác lại đơn giản, chúng ta có thể
nhổ ngó để trồng hoặc ngâm hột để rải, mỗi bụi cách nhau 5m, sau 2 – 3 ngày thì
rải phân cho đến 2 tháng rưỡi. Khi lá ra kín đất, người dân thường rải phân U –
rê, nhưng các chuyên gia khuyên nên dùng loại phân 16 – 16 – 8 sẽ cho hột no đủ,
nhưng ít bông. Từ lúc trồng cho đến khi thu hoạch là 2 năm, nhưng 3 tháng bắt
đầu thu hoạch, đến 4 tháng sau thu hoạch rộ. Sen cũng mắc một số bệnh như thúi
ngó và thúi bông, chỉ cần thay nước, bơm khô từ 5 – 7 ngày cho nước ráo, rải
phân là có thể phục hồi lại được.
Nếu
thất vì do thúi ngó thì 1 công Sen sau thời gian 12 tháng cho lợi nhuận từ 20 –
30 triệu, nếu được mùa cho lợi nhuận 50 – 60 triệu, bình quân 10 công sen thì
mỗi ngày thu hoạch 400kg hạt.
Đa số
người dân hiện nay có kĩ thuật canh tác tốt và đạt năng suất cao. Nhưng, chủ
yếu từ giống Sen Đài Loan chứ không phải giống Sen Việt Nam.
- Cạnh tranh giữa Sen nội và Sen ngoại
Tinh
thần “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong trường hợp này không còn
lấy làm quan trọng khi người dân đặt năng suất và lợi nhuận lên hàng đầu. Đó là
sự xâm nhập của giống Sen Đài Loan vào Việt Nam. Chúng ta không thể hoàn toàn
cho rằng người dân chạy theo lợi nhuận mà nên xem xét vấn đề để qua 3 khía cạnh:
Thứ nhất, khi xét về đặc điểm bên ngoài hai giống Sen này là hoàn toàn giống
nhau, nhưng giống sen Đài Loan có đế gương bầu, cho hạt to, năng suất cao, đạt
tiêu chuẩn xuất khẩu, giá sĩ 23.000 đồng/1kg, giá xuất khẩu giá 40.000 đồng/1kg.
Thứ hai, đối với giống Sen Việt Nam có đế
gương nhọn, cho hạt nhỏ, năng suất thấp lại không đạt chất lượng để xuất khẩu.
Trước
đây, những hộ nông dân trồng giống Sen này do không xuất khẩu được, xảy ra tình
trạng rớt giá, bị ép giá còn 2.000 – 3.000 đồng/kg mà vẫn không có người mua. Lúc
bấy giờ, phần lớn các hộ nông dân bỏ nghề trồng Sen và chuyển sang trồng lúa
(vì lúa có giá). Điều đó, không có nghĩa là chúng ta phủ nhận giống Sen Việt
Nam. Về mặt dinh dưỡng, nó lại mang tính ưu việt hơn giống Sen Đài Loan như bổ
dưỡng, trị được các bệnh suy thận, viêm mũi (nếu nấu chín và ăn hàng ngày)…Vấn
đề này, các chuyên gia cần có biện pháp để cải tạo giống Sen Việt Nam cho năng
suất cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, đạt chất lượng xuất khẩu.
Để có
năng suất cao, chất lượng tốt thôi thì chưa đủ, mà cần phải tạo cho được thương
hiệu.
- Tạo thương hiệu cho cây Sen
Trước
đây, vì lúa có giá nên người dân bỏ Sen trồng lúa. Hiện nay, khi Sen có lợi
nhuận cao nên một số hộ đã bỏ lúa trồng Sen. Tình trạng này cứ lập đi lập lại,
thay đổi theo lợi nhuận và nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, ồ ạt chạy theo
lợi nhuận dẫn đến lượng cung quá lớn so với cầu, dễ rớt giá và bị ép giá.
Bên
cạnh đó, nếu người dân bán sản phẩm sau khi thu hoạch phải chuyên chở đến các
điểm thu mua ở Mỹ Quý, Mỹ Đông, Ông Bầu, Ba Thê - Núi Sập…, chi phí vận chuyển
cao. Mặt khác, với giá tăng vọt như hiện nay, người dân càng đổ xô mở rộng diện
tích trồng một cách tự phát.
Thiết
nghĩ, cần có sự quan tâm hỗ trợ từ tỉnh, chính quyền địa phương.
Trước mắt, cần có một thị trường tiêu thụ
bằng những đơn đặt hàng với giá cả ổn định không phải qua trung gian.
Sau đó, khuyến khích tổ chức lập nên hợp tác
xã trồng Sen, để có thể chủ động từ khâu sản xuất đến tiêu thụ. Có như vậy, mới
khẳng định được chất lượng và thương hiệu.
Lâu dài, xây dựng một xí nghiệp ở Đồng Tháp
Mười để chế biến sản phẩm từ Sen tại chỗ. Một mặt, tạo thương hiệu cho cây Sen
không chỉ đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, mà còn khai thác đúng giá trị tiềm năng
của vùng, góp phần giải quyết việc làm ở địa phương. Mặt khác, còn quảng bá
hình ảnh đất – người Đồng Tháp Mười, nơi sen gắn liền với vùng đất này từ xa
xưa... Đặng Ngọc Tuyền
|
|