|
%20T%E1%BA%A1i%20H%E1%BB%99i%20ngh%E1%BB%8B%20bi%E1%BB%83u%20d%C6%B0%C6%A1ng%20%C4%91i%E1%BB%83n%20h%C3%ACnh%20ti%C3%AAn%20ti%E1%BA%BFn%20to%C3%A0n%20qu%E1%BB%91c%202017.%20%E1%BA%A2nh%20minh%20h%E1%BB%8Da%20cho%20b%C3%A0i%20Khi%20n%C3%B4ng%20d%C3%A2n%20tr%E1%BB%9F%20th%C3%A0nh%20chuy%C3%AAn%20gia.jpg)
Nguyễn Anh Dũng (thứ 4 hàng đầu từ trái qua)
Tôi gặp Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Định An trước khi anh ra Hà Nội
dự Hội nghị biểu dương nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi toàn quốc năm 2017. Tính
cách tự nhiên và chân thành trong giao tiếp của anh đã giúp cho tôi có được một
cái nhìn tổng thể về một người lính Bộ đội Cụ Hồ trên mặt trận kinh tế trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn.
Sau 12 năm sống và rèn luyện trong môi trường quân đội ở Tiểu đoàn 1
trinh sát thuộc Quân khu 9, năm 2000 Nguyễn Anh Dũng xuất ngũ, trở về đời
thường tạo lập cơ nghiệp tại xã Định An, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Tập
trung đầu tư công sức cho 08 công đất ruộng làm lúa nhưng lợi nhuận chẳng đáng
là bao. Mạnh dạn gặp sĩ sư nông nghiệp ở Trạm khuyến nông của huyện để hỏi về
cách thức gieo trồng, chăm bón vào đúng thời điểm cả tỉnh đang có chủ trương
khuyến khích bà con nông dân chuyển đổi từ gieo sạ truyền thống sang sạ hàng;
năm 2003, 08 công lúa OM 2514 của anh đạt năng suất 60 giạ/công. Thấy lúa của
anh làm quá trúng nhờ áp dụng kĩ thuật sạ hàng, bà con lối xóm tìm đến hỏi han
đường đi, nước bước để áp dụng. Cả ấp, cả xã bắt đầu áp dụng sạ hàng, chi phí
giảm, năng suất tăng, thu nhập được cải thiện đáng kể. Từ kết quả này, Trung
tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Tháp đên tìm hiểu và động viên anh thực hiện cánh
đồng 3 giảm, 3 tăng và cử anh đi học lớp hướng giảng viên cấp nông hộ tại Cần
Thơ. Từng được rèn luyện trong môi trường quân đội lại có kĩ năng truyền đạt,
bản thân gia đình là nông hộ sản xuất lúa hiệu quả nên các buổi hội thảo,
chuyển giao khoa học kĩ thuật do anh hướng dẫn đều được bà con nông dân trong
và ngoài tỉnh tham gia tích cực và áp dụng có hiệu quả.
Trong quá trình canh tác, Nguyễn Anh Dũng luôn trăn trở là làm thế nào để
người nông dân giàu hơn trên mãnh ruộng của mình, vì làm mãi giống thương phẩm
thấp thì không thể nào giàu được. Trước đây anh là chủ cơ sở sản xuất và tiêu
thụ lúa giống nhưng do cơ sở nhỏ nên không thể cạnh tranh với các công ty hay
trung tâm giống trong và ngoài tỉnh. Quyết định chọn cho mình một hướng đi riêng,
tạo ra giống lúa mới đặc thù cho địa phương, đó là sự khởi nguồn cho quá trình
sản xuất lúa giống của cựu chiến binh Nguyễn Anh Dũng. Vào vụ đông xuân năm
2006. Tận dụng vốn kiến thức học được từ các lớp tập huấn, hội thảo tại Viện lúa
đồng bằng sông Cửu Long và Trường Đại
học Cần Thơ cùng những kinh nghiệm thiết thân trong quá trình sản xuất, vụ đông
xuân năm 2006, anh mạnh dạn tự lai tạo
giống: Cặp lai đầu tiên:NếpThái//IR50404 được 7 cá thể, cặp thứ thứ hai:
IR50404//OM6976 được 9 cá thể.Từ 7 cá
thể ở cặp lai thứ nhất và 9 cá thể ở cặp lai thứ hai, anh tiếp tục đem trồng,
chọn ra được 130 cá thể rồi tiếp tục nhân ra cho đến vụ thứ 6 thì chọn được một
cá thể vượt trội trồng ở vụ hè thu năm 2008. Tổ chức hội thảo được nông dân bình
chọn hạng nhất so với 15 giống ở Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2009
giống lúa LD2008 này được đưa ra sản xuất thử trên diện tích 5000m2 với kết quả
là hạt gạo trong, dạng hình đẹp nhưng đưa ra sản xuất ở vụ hè thu và thu đông
thì gạo đục, không thể giữ lại được đành phải bỏ đi
Thắng
không kiêu, bại không nãn; anh tiếp tục chọn những cá thể còn lại để tiếp tục
thử nghiệm. Rút kinh nghiệm thất bại lần
trước, lần này anh cẩn thận hơn, chọn giống thật kĩ để thực hiện khát vọng, mãi
cho đến vụ thu đông năm 2012, anh cho ra đời giống lúa có tên LD2012 với thời
gian sinh trưởng từ 88 - 92 ngày, sức chống chịu rất tốt. Khi tổ chức hội thảo được
nông dân trong và ngoài huyện chọn hạng nhất trong tổng số 27 giống lúa của viện
trường. Từ đó giống lúa LD2012 tồn tại cho đến ngày nay. Qua 9 lần tổ chức hội
thảo, đánh giá, giống lúa LD2012 đều được bà con nông dân bình chọn hạng nhất.
Trong
quá trình theo dõi, đánh giá đồng ruộng, cựu chiến binh Nguyễn Anh Dũng phát
hiện có một cá thể đặc biệt trên ruộng lúa giống LD2012 có một bụi lúa có dạng
hình khác, hạt dài, cây cao hơn LD 2012 độ 10cm. Thấy cá thể lạ, anh đem về
tiếp tục chọn và trồng thử vào vụ thu đông với kết quả: Thời gian sinh trưởng
90 - 95 ngày, gạo có màu đỏ và mùi thơm nhẹ nên đặt tên là Ngọc Đỏ Hương Dứa.
Các năm 2013, 2014 anh tiếp tục trồng và theo dõi giống lúa này trên diện tích
01 ha. Thu hoạch xong, xay 40 kg gạo dùng thừ thì thấy cơm có mùi thơm rất đặc
biệt. Quá vui mừng, anh xay toàn bộ số lúa 4000 kg còn lại đem tặng cho các cấp
lãnh đạo từ tỉnh đến huyện và công chức cùng người lao động, gửi đại lý gạo ở Sài
Gòn...để họ dùng thử và đánh giá. Kết quả ngoài sự mong đợi, đơn đặt hàng trong
dịp tết Ất Mùi 2015 đến dồn dập, trong
đó có Ủy ban Nhân dân huyện Lấp Vò đặt 500 túi, mỗi túi có trọng lượng 02kg để
làm quà tặng dịp tết Nguyên Đán. Mặc dù đã nâng diện tích lên 06 ha nhưng gạo
Ngọc đỏ Hương dứa của anh không đủ đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Để đáp ứng
nhu cầu của thị trường, Nguyễn Anh Dũng bắt đầu mở rộng diện tích sản xuất bằng
cách liên kết với nông dân ở các xã Bình Thạnh Trung, Bình Thành, Thị trấn Lấp
Vò từ 08 ha lên 23 ha và đạt diện tích sản xuất giống lúa này 55 ha vào năm
2015. Từ thành công này, năm 2016, Nguyễn Anh Dũng tổ chức hội thảo đánh giá 48
giống lúa đang được gieo trồng trên đồng ruộng cho hơn 400 đại biểu khu vực
đồng bằng sông Cửu Long và bà con các tỉnh vùng Đông Nam bộ về dự. Một lần nữa,
các giống lúa Ngọc Đỏ Hương Dứa được bình chọn hạng nhất và giống lúa LD 2012
được bình chọn hạng nhì. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường; năm 2016, Nguyễn
Anh Dũng mở rộng diện tích sản xuất sản xuất và tiêu thụ giống lúa Ngọc Đỏ Hương
Dứa lên 400 ha với sản lượng 2.000 tấn.
Trao đổi với tôi, Nguyễn Anh Dũng cho biết: Các giống lúa do anh lai
tạo, đặc biệt là giống lúa Ngọc đỏ Hương dứa luôn đạt năng suất cao, chất lượng
tốt nên được doanh nghiệp bao tiêu với giá 7.000 đồng/kg lúa tươi tại ruộng
trong vòng 10 năm, hàng năm thu lợi nhuận 1.176.524.000 đồng, thu nhập bình
quân đầu người/tháng trong gia đình đạt 32.681.000 đồng.
Không chỉ có những chuyến đi công du đến các viện - trường ở đồng bằng
sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh theo nghĩa tầm sư học đạo hay những
chuyến bay ra thủ đô Hà Nội dự Đại hội "Nông dân sản xuất, kinh doanh
giỏi" hay “Điển hình tiên tiến toàn quốc”. Là người sản xuất lúa giống
giỏi ở đồng bằng sông Cửu Long, anh được các viện, trường và Tỉnh ủy mời tham
dự các lớp tập huấn, hội thảo, tham quan các mô hình về sản xuất nông nghiệp ở
các nước trong khu vực Asian. Chuyện "hai Lúa" xuất dương như Nguyễn
Anh Dũng với tư cách là những "chuyên gia" của nền văn minh lúa nước
Việt Nam, quả là một niềm tự hào của người nông dân đất Chín Rồng!
Không chỉ sản xuất, kinh doanh giỏi, làm giàu cho gia đình, làm tốt công
tác an sinh xã hội, giúp đỡ về vật chất và hướng dẫn kĩ thuật cho hàng trăm hộ
nông dân học hỏi vươn lên thoát nghèo mà Nguyễn Anh Dũng còn là một giám đốc
hợp tác xã nông nghiệp năng động. Trong công tác quản lý cũng như điều hành hợp
tác xã, anh luôn đưa ra những sáng kiến hay, việc làm tốt, tiêu thụ toàn bộ sản
phẩm của thành viên làm ra, đem lại lợi nhuận trực tiếp cho thành viên sản
xuất: Thành viên của hợp tác xã được bao tiêu toàn bộ sản phẩm cao hơn thị
trường cùng thời điểm 700 đồng/kg lúa. Đặc biệt, sau khi được Tỉnh Ủy Đồng Tháp
mời tham quan mô hình sản xuất nông nghiệp ở Thái Lan, anh cùng Hội đồng quản
trị và Ban Giám đốc xây dựng kế hoạch trả lương cho cán bộ, nhân viên hợp tác
xã theo mô hình của hợp tác xã ở Thái Lan. Theo kế hoạch này, ngoài 03 kĩ sư
nông nghiệp hợp đồng với hợp tác xã sẽ được trả lương theo tháng, các thành
viên còn lại sẽ được trả lương theo ngày làm làm việc cụ thể. Đây là một hướng
đi mới nhằm mang lại hiệu quả sản xuất, kinh doanh cao của mô hình hợp tác xã
kiểu mối.
Những nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi, sống tận cùng với đất, với cây lúa
của anh Nguyễn Anh Dũng đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh, Trung ương Hội Nông dân
Việt Nam, Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn và Thủ tướng Chính Phủ ghi
nhận.
Đóng góp có hiệu quả cho sự phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn
Việt Nam liên tục trong nhiều năm, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh Đồng
Tháp đã làm thủ tục trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương xét, đề
nghị Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba cho cựu chiến binh
- Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Định An Nguyễn Anh Dũng.
|
|