|
Người đảng viên gần 70 năm tuổi Đảng |
|
|
17/03/2020 | Tác giả: Phạm Thị Toán |
|
|
 |
Tôi là Huỳnh Văn Lê, sinh năm 1930
nhưng khai lý lịch sinh năm 1933 để tham gia cách mạng, sau thành cái tuổi của
mình luôn. Tôi không phải là dân Đồng Tháp mà sanh ra ở thị trấn Dương Đông
thuộc huyện đảo Phú Quốc nhưng thật không may mắn, cha mẹ tôi lại mất sớm. Lúc
mẹ mất vì hậu sản tôi mới 5 tuổi, em tôi vừa được đúng một tháng mười ngày.
Không được hưởng hơi ấm của mẹ bao lâu, dường như xui xẻo luôn ập vào gia đình
tôi, khi tôi được 10 tuổi, chúng tôi tiếp tục lại mồ côi cha. Thế nhưng cũng còn
may mắn cho anh em tôi, chúng tôi được ông bà nội, sau là chú bác nuôi nấng,
cưu mang. Sau khi ông bà mất, tôi ở với mấy chú bác ruột cũng thương chúng tôi
như con cái ở trong nhà. Bà con ai cũng làm nghề biển, kinh tế cũng kha khá nên
chú bác cho hai anh em được ăn học, biết chữ, dù mồ côi cha mẹ. Thị trấn Dương
Đông lúc ấy cũng khá sầm uất, có trường tiểu học như bây giờ. Tôi được học đến
lớp 3 trường làng. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TƯỞNG NIỆM BÁC HỒ |
|
|
06/09/2019 | Tác giả: Cộng tác viên |
|
|
|
Buổi sáng ngày 4 tháng 9 năm 1969. Đài phát thanh Sài Gòn loan tin Cụ Hồ Chí Minh đã từ trần tại Hà Nội. Tiếng nói từ chiếc radio của nhà tôi vang ra.Tiếng phóng thanh của các đồn bót của Mỹ ngụy cũng vọng lại tin đó. Bà nội tôi đang cắm cúi sửa lại liếp cà với những trái cà căng da màu mật. Bà đánh rớt cái dao đang xới đất, từ tự quị xuống, miệng kêu lên: “Trời ơi! Bác Hồ!...”. Hai hàng nước mắt của nội chảy dài, mặt nội hướng về một nẻo xa xôi. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hồi ký TÔI ĐI CHỤP ẢNH |
|
|
21/06/2019 | Tác giả: Cộng tác viên |
|
|
|
Mùa nước ngập năm 1961 dâng cao thành lụt lớn, nhứt là ở huyện Hồng Ngự. Tình cảnh ăn ở của dân cư nơi đây rất khốn khó. Ban Tuyên huấn tỉnh Kiến Phong cử tôi lên đó chụp ảnh nước lụt. Nhiếp ảnh tỉnh lúc đó có mỗi chú Tám Ánh (Lê Văn Cượng) với hai máy chụp ảnh, một máy thùng chụp phim rời và một máy Kodak chụp phim 6x9. Tôi được giao máy Kodak và vài cuồn phim, phải chụp thật tiết kiệm vì phim rất hiếm. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
“Chúng tôi ở ngành Tuyên huấn thời chống Mỹ” |
|
|
21/06/2019 | Tác giả: Phạm Thị Toán |
|
|
 |
Tôi sinh vào năm 1945 tại xã Thiện Mỹ (Ba Sao) huyện Cao Lãnh. Gia đình tôi có truyền thống cách mạng. Kể từ ba tới anh Năm, chị Bảy, anh Tám cứ lớn lên là đi hoạt động hết rồi cũng hy sinh ở cái tuổi còn rất trẻ, lứa tuổi hai mươi. Bà Lê Thị Út (bà Sáu Đèo, thứ và tên của chồng bà khi còn ở nhà) kể cho chúng tôi nghe về ông, về bà, về anh em trong đơn vị trong buổi gặp mặt ngày 30 tháng 4, kỷ niệm ngày miền Nam giải phóng, thống nhất đất nước tại Khu di tích Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu cùng đồng đội Tuyên huấn ngày xưa. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hồi kí KHI TỔ QUỐC GỌI (tiếp theo kì trước) |
|
|
24/04/2019 | Tác giả: Cộng tác viên |
|
|
|
Tôi muốn kể về tiểu đoàn chủ lực vang bóng một thời cùng với bài hát cũng nổi tiếng nhiều thời là Tiểu đoàn 307 do nghệ sĩ tài hoa Quốc Hương biểu diễn mà cho mãi đến ngày hôm nay tiếng hát vẫn còn vang vọng núi sông. Kể ra thì trong cả nước từ ngày thành lập Trung đội Giải phóng quân đầu tiên trước Cách mạng Tháng Tám, cho đến những Sư đoàn, Quân đoàn về sau này, tôi chưa hề nghe một đơn vị bộ đội nào mà bài ca nói về nó lại được mọi người khắp cả nước từ thế hệ này đến thế hệ khác, hoặc là nghe, hoặc là biểu diễn một cách say sưa hào hứng như đối với Tiểu đoàn 307 của đất Thành đồng Nam bộ: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
NHỚ NHỮNG CÁI TẾT THỜI KHÁNG CHIẾN |
|
|
15/02/2019 | Tác giả: Cộng tác viên |
|
|
|
Mấy hôm nay trời chuyển gió bấc hơi se lạnh, đôi chim đậu trên tàu dừa sau nhà tôi cất lên mấy tiếng "cúc cu", bỗng câu ca dao mà tôi thuộc lòng từ nhỏ: "Cu kêu ba tiếng cu kêu/ Cho mau tới Tết dựng nêu ăn chè", làm tôi nhớ về những cái tết thời kháng chiến chống Mỹ. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hồi kí KHI TỔ QUỐC GỌI (tiếp theo) Nguyễn Long Trảo |
|
|
28/12/2018 | Tác giả: Cộng tác viên |
|
|
|
Tôi nhớ trước chợ Cao Lãnh là bến tàu thủy đi tới Niếc Lương mà người dân ở đây quen gọi là “Hố Lương” của Campuchia. Không biết trong chuyến đi người ta chở những gì, nhưng khi về thì có những món chủ lực như: đường thốt nốt, khô cá tra, cá bống tượng... Tôi thích đứng xem người ta chuyển các “sắc” đường thốt nốt từ dưới tàu lên, người ở dưới quăng lên, người ở trên đón chụp từng đôi một, không một lần để rớt xuống sông. Tôi đã học được cách chở cá bống tượng từ Campuchia về, không phải đựng trong lu trong hũ, mà toàn là cho nó nằm sắp lớp trong các sề bên trên có rải lá chuối khô xé nhỏ, thỉnh thoảng rưới lên một ít nước là đủ, còn nếu rọng ngập trong nước thì dọc đường nó sẽ bị “xóc nước” chết hết. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hồi kí KHI TỔ QUỐC GỌI Tác giả: Nguyễn Long Trảo |
|
|
16/11/2018 | Tác giả: Cộng tác viên |
|
|
|
Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc kéo dài ba mươi năm của nhân dân Việt Nam đã kết thúc cách đây bốn mươi ba năm. Những câu chuyện về chiến tranh, về người lính là những đề tài khai thác không bao giờ cạn, càng khai thác càng thấy nó muôn màu muôn vẻ mà tập Hồi ký Khi Tổ quốc gọi là một ví dụ. Đây là những điều ghi chép người thật, việc thật xung quanh một cuộc đời với biết bao nhiêu câu chuyện hấp dẫn của một công dân đất Việt tuổi đã ngoài “bát thập cổ lai hy” - Nguyễn Long Trảo, cũng là người lính già đã từng hành quân, chiến đấu trên rất nhiều nẻo đường đất nước và đã từng chứng kiến, trải nghiệm những thời khắc quan trọng nhất của lịch sử dân tộc mình. Qua nội dung quyển sách người ta còn có thể tìm thấy không ít những tư liệu lịch sử có thể làm sáng tỏ hơn những diễn tiến của từng chặng đường đấu tranh trong cuộc kháng chiến trường kỳ giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đổi đời (tiếp theo) Hồi ký của Bí thư Tỉnh ủy Trần Anh Điền Trọng Quí (thể hiện) |
|
|
15/10/2018 | Tác giả: Cộng tác viên |
|
|
|
Bữa sau, khi chúng tôi tới được chỗ đóng quân, ở chưa được bao lâu thì pháo địch từ bốn hướng Vĩnh Thạnh, Sa Đéc, Cao Lãnh, Cồn Trọi bắn chụm vào một trận tơi bời. Trong bốn cây pháo, cây ở Vĩnh Thạnh bắn xuống dai như đỉa đói. May là ta không bị thiệt hại nhiều. Mấy đồng chí lãnh đạo của huyện này gặp tôi, rất ngạc nhiên: “Trời ơi, ông qua hồi nào mà tụi này không hay biết gì hết!”. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Trận đánh trên kinh Kỳ Son |
|
|
15/10/2018 | Tác giả: Phạm Thị Toán |
|
|
 |
Qua năm 1970, tại tỉnh Kiến Phong, kẻ địch đẩy mạnh hoạt động đánh phá ác liệt hơn so với sau Mậu Thân 1968 và 1969, Mỹ ngụy ráo riết bình định khắp các vùng, nhất là vùng giải phóng và giáp ranh, mỗi vùng cách đánh phá của địch có mức độ khác nhau. Ban ngày chúng dùng phi pháo bắn phá, ban đêm cho trực thăng soi theo đường mòn tuyến hành lang, dùng máy bay thả bom tọa độ. Tháng 7 năm 1970, ngoài Tiểu đoàn biệt động 41, Sư đoàn 7, Sư đoàn 9 ngụy càn quét cấp Tiểu đoàn, Trung đoàn có lúc cả 5 - 7 ngày liên tục kẻ địch lấn chiếm sâu vào vùng giải phóng. Lợi dụng những đồng cỏ trống trải, chúng dùng phi cơ, hạm đội nhỏ, thuyền bay cùng bom pháo bắn phá liên tục. Ở đồn Thống Linh giáp các xã Mỹ Ngãi, Phong Mỹ, Phương Thịnh, Thiện Mỹ, Nhị Mỹ, Mỹ Thọ, Mỹ Quí, ban đêm kẻ địch tràn ra tập kích bộ đội, du kích ta trên cánh đồng hòng cắt đứt, xóa sổ đường dây từ Khu xuống, xuyên qua kênh Kỳ Sơn, kênh Tây Xếp. Vùng này đồng nước ngập sâu trên cả đầu người, xung quanh toàn là đồng lúa, dọc bờ là hai con kinh thưa chỉ có ít đám gáo, tràm. Với vị trí chiến lược vô cùng quan trọng nên Khu chỉ đạo cho Tỉnh độiKiến Phong bằng mọi giá phải giữ cho được đường dây này, không cho địch chiếm giữ, khống chế. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
NHỚ TRẬN “BỪA” CỦA B52 |
|
|
20/08/2018 | Tác giả: Cộng tác viên |
|
|
|
Năm 1965, khi Mỹ và chư hầu đổ quân vào miền Nam thì pháo đài bay B52 - con ngáo ộp của Mỹ bắt đầu xuất hiện, từ chiến trường rừng núi lan rộng đến đồng bằng. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đổi đời Hồi ký: Trần Anh Điền (Thể hiện: Trọng Quí) |
|
|
05/07/2017 | Tác giả: Trọng Quý |
|
|
|
4. NHỮNG NGÀY LỊCH SỬ SANG TRANG
Những ngày đầu tháng
8-1945.
Mùa này nước đổ. Nước
từ con sông Tiền chảy qua quê tôi đang cuộn tràn, mênh mang nơi các vàm sông
nhỏ. Nước ùa qua rạch, qua kinh đục ngầu màu phù sa đỏ. Không biết có sự trùng
hợp ngẫu nhiên nào không giữa trời đất với con người mà đây lại chính là thời
điểm theo cách nói dân gian “Tháng bảy (âm lịch) nước nhảy qua bờ”? Nước đã qua
bờ thật và con người quê tôi cũng đang tràn đầy cảm xúc trước những diễn biến của
xã hội. Tin đồn từ phía chợ Cao Lãnh, từ bên kia sông Sa Đéc, từ các làng trong
thuộc tổng Phong Thạnh như: Phong Mỹ, Mỹ Ngãi… cứ tới tấp theo chân những bà
con đi làm ăn mua bán, đi đặt lọp giăng câu… khắp các ngả đưa về, rằng: bà con
mình ở khắp nơi đang sục sôi khí thế, học tập võ nghệ, luyện tập quân sự chuẩn
bị cho một cuộc đổi đời. Riêng tôi cũng đang có một tâm trạng. Bằng cách nào để
tập hợp thanh niên theo yêu cầu của Nguyễn Ngọc Thành? Đây quả là một công việc
quá đỗi mới mẻ và khó khăn đối với tôi. Thanh niên trong làng, trong xóm thì
không ít, nhưng người nào đáng tin cậy, có thể tham gia vào cách mạng? Gặp họ
tôi cần phải nói gì? |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Giới thiệu hồi ký Đổi đời |
|
|
19/04/2017 | Tác giả: Cộng tác viên |
|
|
 |
Nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng ngày sách Việt Nam lần thứ 4
(21/4/2017). Tối ngày 19/4/2017 Hội Liên hiệp Văn học Nghệ Thuật Đồng Tháp phối
hợp với thư viện, Đoàn khối các cơ quan tỉnh tổ chức chương trình giới thiệu
hồi ký Đổi Đời tại thư viện tỉnh Đồng Tháp. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CHIẾN SĨ “HẠNG BÉT” KỂ CHUYỆN XƯA |
|
|
08/07/2016 | Tác giả: Cộng tác viên |
|
|
|
Tác giả: Huỳnh Minh Đoàn nguyên Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp P100A là đơn vị An
dưỡng cán bộ (sĩ quan), thuộc ban cán bộ, phòng chính trị, Quân khu II (1973 là
phòng cán bộ, cục chính trị, quân khu VIII ). Được thành lập vào đầu 1968, sau
Tết Mậu Thân. Với chức năng nhiệm vụ thu dung cán bộ mất sức chiến đấu từ khắp
chiến trường trong quân khu về “ Đất Phật” chờ phân công công tác mới cho phù hợp với sức
khỏe, năng lực hiện hành.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
NGÔI NHÀ VĂN NGHỆ TRÊN ĐƯỜNG LÝ THƯỜNG KIỆT Tác giả: PHẠM THỊ TOÁN |
|
|
23/06/2016 | Tác giả: Phạm Thị Toán |
|
|
|
Nhân kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Hội, tôi viết một vài cảm nghĩ của mình dưới góc độ là một Chánh Văn phòng Hội với gần nửa thời gian của cái mốc 30 năm chứ không phải là một hội viên phân hội Văn học hay Nhiếp ảnh hiện tôi đang hoạt động. Tôi về Hội công tác bắt đầu từ năm 1989, khi ấy Hội đang ở tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cũng trên đường Lý Thường Kiệt, kế rạp Vĩnh Phú thị xã Sa Đéc. Lúc ấy đồng chí Nguyễn Đắc Hiền (chú Mười Long) làm Chủ tịch Hội đã đề nghị tôi về thế chị Phan Thị Lan Huệ, Chánh Văn phòng theo chồng ra tỉnh Đắc Nông lập nghiệp. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chiếc đò Văn nghệ Tác giả: Nhà thơ Thu Nguyệt |
|
|
23/06/2016 | Tác giả: Thu Nguyệt |
|
|
|
Hội Văn học Nghệ thuật Đồng Tháp là “chiếc đò Văn nghệ” đầu tiên đưa tôi đến với biển văn chương. Nhiều khi tôi vu vơ tự hỏi: nếu như không có Hội Văn nghệ hồi đó, con đường đi đến với văn chương của mình sẽ như thế nào? Cà tàng hơn, vòng vèo hơn hay dừng lại hoặc rẽ sang hướng khác? Tất cả đều có thể, bởi tôi ngày ấy chỉ là một con bé nhà quê võ vẽ viết lách theo cảm xúc, chưa hiểu thế nào là nghiệp văn chương, chưa xác định được là mình có quyết tâm theo con đường viết lách hay không. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảy năm sau ngày chia tay ấy |
|
|
18/07/2014 | Tác giả: Phạm Thị Toán |
|
|
|
Tôi
không phải là dân Đồng Tháp mà sanh ra ở Phú Châu tỉnh An Giang. Tham gia cách
mạng từ năm 1950, khi vừa tròn hai mươi tuổi. Còn hỏi tại sao tôi đi làm cách mạng,
là thanh niên sinh ra trong hoàn cảnh “nước sôi, lửa bỏng” như lúc ấy thì tôi
nghĩ: rất nhiều người như tôi cũng sẽ xung phong đi tòng quân, giết giặc cứu nước
mà thôi, chẳng cần cán bộ phải tới vận động hay giác ngộ đâu. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chúng tôi làm ở Nhà Bảo sanh |
|
|
11/07/2014 | Tác giả: Phạm Thị Toán |
|
|
|
Vào những năm 1952-1953, tôi đã lớn,
thấy tôi nhanh nhẹn nên các ông Bảy Lãm (ông già nuôi tôi), ông Tư Hữu, ông Sáu
Thượng… thường xuyên kêu đi giao đưa thơ, liên lạc qua lại với ông Ba Vạn Kiếp,
lúc đó ông Ba ở xóm Bún, phường III, thành phố Cao Lãnh bây giờ. Khoảng vài
ngày tôi đi tới đó một lần. Rồi từ chỗ ông Ba Vạn Kiếp, các thư từ này sẽ đưa ra
Cái Dừng tới vùng sâu của huyện Cao Lãnh, Mỹ An. Tôi không biết chi tiết các
bức thư nhưng sau nghe nói nội dung báo cáo tình hình địch ta, tổ chức các ngày
lễ lớn, tình hình địch hành quân đến đâu, quân số, trang bị vũ khí đạn được như
thế nào để Tỉnh ủy nắm và chỉ đạo kịp thời phong trào đấu tranh ra vùng địch. Nhà
ông Ba Vạn Kiếp lúc ấy như là một nút giao liên trung tâm giữa Tỉnh ủy và ngoài
vùng địch chiếm đóng. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đội ngũ trí thức chúng tôi đã trở về |
|
|
11/07/2014 | Tác giả: Phạm Thị Toán |
|
|
|
Nhà
tôi nghèo lắm, không có ruộng đất trâu bò, phải đi làm thuê làm mướn, trong năm
thường thiếu ăn vài ba tháng. Khi tôi đang đi ở cho nhà địa chủ thì Cách mạng
Tháng Tám năm 1945 thắng lợi. Cách mạng tịch thu đất ruộng của địa chủ theo Tây
chia cho dân nghèo. Tôi đang đi ở cho nhà địa chủ bỏ về nhà tham gia thiếu nhi
cứu quốc rồi dân quân tự vệ của xã, hăng hái cổ động tuyên truyền theo sự hướng
dẫn của thanh niên, đi canh gác, bảo vệ trật tự an ninh trong xã. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CÓ NHỮNG CHIẾN CÔNG THẦM LẶNG |
|
|
11/07/2014 | Tác giả: Phạm Thị Toán |
|
|
|
Quê tôi là cù lao nhỏ thuộc ấp Long
Tả, xã Long Khánh, huyện Hồng Ngự. Một hôm tôi đi ngang một ngôi nhà cách nhà
tôi khoảng 500mét, bỗng nghe lào xào tiếng người nói thì thầm qua lại ở trong, đứng
lại nhìn thì tôi thấy mấy ông đang hội họp. Tò mò tôi nấp nghe mấy ổng nói chuyện
gì, thì ra các ông bàn chuyện đấu tranh với tụi lính. Tôi nhận ra một trong bảy
ông là cán bộ cách mạng (vì năm 1940 ông đã bị giặc Pháp tìm bắt nhưng trốn
được), đó là ông Châu Văn Chê, còn lại sáu người kia đều lạ. Bỗng có một ông
nhìn thấy tôi vội đứng dậy tiến tới chỗ tôi. Tôi luống cuống trốn khỏi chỗ nấp
ra ngoài. Ông dặn đi dặn lại tôi không được kể với ai chuyện gặp mấy ông hội
họp. Sau thấy thỉnh thoảng một ông trong số những ông đó gọi các thanh thiếu
niên trong đó có tôi (tôi nhỏ nhất) tới nói chuyện tụi lính thường cướp bóc
dân, đốt nhà, hãm hiếp phụ nữ, dần dần gây trong tôi lòng căm thù bọn cướp nước
và bè lũ bán nước. Vài tháng sau ông Chê kêu tôi từ Hồng Ngự đi xuống Mỹ Hội
Đông (Long Xuyên) sau đó đi xe đò tới Mỹ Tho rồi đi Đồng Nai để đưa thư. Thường
đi như thế tôi mặc quần xà lỏn, áo bà ba tơ lụa (do nhà tôi trồng dâu nuôi tằm).
Sau tôi mới biết đó là công văn của Liên Tỉnh ủy miền Tây Nam kỳ. Mấy ông
chỉ huy lúc ấy ở vùng Bảy Núi, Cần Thơ viết thơ cho tôi đưa đi. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chúng con đã thực hiện được ý nguyện của Người |
|
|
09/07/2014 | Tác giả: Phạm Thị Toán |
|
|
|
Ba tôi là ông Nguyễn Văn Nhượng –
Năm Nhượng, lúc ấy là Huyện đội trưởng huyện Tân Hồng tỉnh Long Châu Sa. 13
tuổi, tôi đang đi học thì ba về đưa tôi đi theo vì ông sợ lớn hơn tôi bị bắt
lính. Tôi sinh năm 1940 tại Tân Khánh Đông, Sa Đéc. Do còn nhỏ, tôi vào làm
liên lạc cho ba tôi. Công việc chính của tôi là đưa thư trong các xã thuộc
huyện Hồng Ngự và Tân Hồng (như từ xã An Phong, Tân Thành, Cả Cái, vùng sông Sở
Thượng giáp Cao Miên, Dứt Gò Suông, Gò Sa Rài, Kho Bể - vùng giếng nước ngọt….
Đi lại chủ yếu bằng xuồng bơi. Đó là vùng căn cứ của ta, là nơi các đơn vị bộ
đội đóng quân. Vào đơn vị vừa làm vừa học, mấy chú dạy biết mặt chữ chứ không
theo trường lớp nào. Tới năm 1953 ba tôi được Trung ương cử đi học dài hạn ở
Trung Quốc (trước khi đi học là Tiểu đoàn phó tiểu đoàn 311 tỉnh Long Châu Sa
kiêm Huyện đội trưởng Tân Hồng. Năm 1962 ông trở về Nam làm Chính ủy Bộ Chỉ huy
Quân sự tỉnh Kiến Phong). |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Dù lỗi hẹn nhưng chúng tôi cũng đã trở về |
|
|
09/07/2014 | Tác giả: Phạm Thị Toán |
|
|
|
Tôi sinh ra và lớn
lên trên quê hương Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh. Khi vừa tròn 19 tuổi – đó là vào
năm 1950, tôi tham gia du kích của xã Mỹ Hiệp. Lúc ấy phong trào cách mạng đang
vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Tin chiến thắng ở các nơi bay về khiến tôi -
một thanh niên mới lớn không thể ngồi yên ở nhà nhìn thời cuộc và tôi đã đi
theo cách mạng, vô du kích như một lẽ tự nhiên, thường tình, không cần ai đến giác
ngộ hay vận động. Cho tới năm 1952 tôi đã trở thành bộ đội địa phương của huyện
đội Cao Lãnh và năm 1953 tôi là lính bộ binh thuộc đại đội 949 tiểu đoàn 311
của tỉnh Long Châu Sa.
Đình chiến năm 1954
đại đội tôi tiếp quản Cao Lãnh, rất vinh dự được giao nhiệm vụ đi canh gác đảm
bảo an ninh tuyệt đối cho Ủy ban Liên hiệp đình chiến làm việc an toàn. Đơn vị
tôi được bố trí đóng trên lầu 2 ngang nhà máy nước, nhà máy điện. Tôi nhớ ông
Tư Diệu (em ông Ba Sơn, Ủy ban Kế hoạch sau này) lúc ấy là chỉ huy đơn vị. Cả
trung đội được phân công ban ngày hành quân theo hàng, ăn mặc quân phục chỉnh
tề, vai mang súng rất oai phong từ chỗ ở đi qua chợ tới địa điểm sân banh kế
lầu Mười Chuyển (Nhà thiếu nhi bây giờ) là nơi Ủy ban Liên hiệp đình chiến làm
việc. Ngoài giờ trực gác, tôi và vài chiến sĩ thường trèo lên nhà máy nước
chơi, bởi chỗ ấy khá cao, nhìn toàn quận lỵ về đêm dưới ánh đèn điện thật đẹp,
người dân đi lại nhộn nhịp rất vui. Cũng có lúc đơn vị được phân công về xã Hòa
An trực gác đêm.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hành trang cho ngày trở về |
|
|
09/07/2014 | Tác giả: Phạm Thị Toán |
|
|
|
Sau này có những lúc tôi hay suy
nghĩ tại sao mới 14 tuổi, cái tuổi không nhỏ cũng chưa gọi là lớn, chữ nghĩa
thì chưa rành, thế mà khi nghe bộ đội về tuyển quân, tôi bám riết năn nỉ anh Nguyễn
Văn Giáo cán bộ Trung đoàn 120 để anh phải đồng ý thu tôi. Tôi được vào bộ đội thuộc
Trung đoàn 120 đóng gần gò Sa Rài thuộc xã Tân Thành - Cả Cái huyện Hồng Ngự, bây giờ là huyện Tân Hồng,
giáp Campuchia. Liên xưởng lúc ấy do ông Nguyễn Văn Tiên làm giám đốc, sau ông
này cũng đi tập kết làm hiệu trưởng trường lái tàu ở Hải Phòng. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ở lại anh dũng |
|
|
09/07/2014 | Tác giả: Phạm Thị Toán |
|
|
|
Mười sáu tuổi – năm
1947, tôi tham gia công tác thanh niên ở địa phương. Giữa năm 1952, tôi được cấp
trên cử đi học khóa quân chính ở Tỉnh đội Long Châu Sa. Đang theo học thì Hiệp định
Genève kí kết. Thế là tỉnh ngừng huấn luyện, chúng tôi được lịnh chuyển về xã Hòa
An đóng quân. Thời gian chờ các đơn vị xuống tàu tập kết, chúng tôi được học tập
cặn kẽ các nội dung của Hiệp định, dự đoán tình hình địch - ta và sự chuyển hướng
hoạt động của cách mạng trong tình hình mới. Chúng tôi được ở đây chỉ vỏn vẹn một
tháng trong thời gian một trăm ngày các đơn vị tập kết chuyển quân ra Bắc. Nhiều
anh em được lịnh đi tập kết, còn tôi được cấp trên quyết định ở lại hoạt động.
Chỉ huy đã quán triệt cho mọi người: Đi là một nhiệm vụ và ở lại cũng là một
nhiệm vụ. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cám ơn quê hương |
|
|
04/07/2014 | Tác giả: Phạm Thị Toán |
|
|
 |
Quê tôi ở vùng cây trái Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh. Anh ruột tôi - Soạn giả Phi Vân, lúc ấy trong Ban phụ trách đoàn Văn công cách mạng Ngũ Yến thuộc tỉnh Long Châu Sa, nay là tỉnh Đồng Tháp. Vào tháng 3 năm 1954, bốn tháng trước đình chiến, tôi theo anh vào Đoàn Văn công Ngũ Yến. Chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, đoàn đang ở cặp bến sông thuộc xã Ba Sao, nửa đêm nghe tin, anh em chúng tôi vui mừng hò reo, ca hát. Vài hôm sau, đoàn chuyển lên Gò Cà Dâm. Tôi từ giã các anh chị trong đoàn để lên gò Tự Do, Hồng Ngự học văn hóa. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ra đi từ Bắc Cao Lãnh, trở về cập bến Nhà Rồng |
|
|
31/03/2014 | Tác giả: Cộng tác viên |
|
|
|
Tôi sinh năm 1937 ở xã Mỹ An Hưng B
(Đất Sét), huyện Lấp Vò. Dòng họ tôi đi kháng chiến hết. Các anh ở Tiểu đoàn
307, 308 và 311 cũng thường tới lui nhà chơi. Ba tôi tên Huỳnh Bạch Thược lúc
ấy là Trưởng ban tiếp liệu của Liên xưởng Long Châu Sa. Một hôm ba và ông Dương
Văn Huê (ở tiểu đoàn 311 và sau nầy ông là ba nuôi của tôi) đi công tác qua,
đưa tôi vào căn cứ Đồng Tháp Mười. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|